‘Những Làng Ung Thư’ Tại Miền Trung Do Nước Bị Ô Nhiễm

 
Rất nhiều ‘Những Làng Ung Thư’ ở các tỉnh miền Trung có nhiều người cùng mắc bệnh, rồi chết, thậm chí có những người chết vì các chứng bệnh nan y khi tuổi đời còn rất trẻ, khiến người dân hết sức hoang mang, lo lắng. Có lẽ bởi vậy mà nhiều người thường truyền tai nhau rằng ở miền Trung có những “làng ung thư”, bị gây nên bởi nguyên nhân chính là nguồn nước bị ô nhiễm.

Nước bị nhiễm phèn nặng

Những ngày cuối năm 2015, đầu năm 2016. Tại kỳ họp lần thứ 18 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị khóa 6. Lần đầu tiên vấn đề người dân ở làng Lâm Xuân, xã Gio Mai, huyện Gio Linh. Bị mắc bệnh ung thư hàng loạt đã được đem ra bàn luận.

Trong chiến tranh, bom đạn rải thảm xuống Lâm Xuân. Chúng phát nổ, hoặc nằm dưới mặt đất chỉ chừng 1-2 mét. Khiến cho nước giếng được tập trung về từ những mạch nước đều bị nhiễm độc. Nhiều trường hợp bom đạn còn nằm ngay cạnh giếng nước. Khiến cho nước bị nhiễm phèn nặng. Tuy rằng biết nước giếng nhiễm độc sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Người dân nơi đây vẫn phải dùng nước này để ăn uống, sinh hoạt.

Nước sinh hoạt đã đạt chuẩn?

Ngày 23-12-2015, Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Và Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Quảng Trị. Đã có kết quả phân tích chất lượng nước sinh hoạt. Tại thôn Lâm Xuân. 13 mẫu nước dùng để ăn uống được lấy ở thôn Lâm Xuân có độ pH.  Hàm lượng sắt tổng số, Amoni không đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Về chất lượng nước ăn uống. Chỉ tiêu hàm lượng Hydro sunfua. Cao gấp nhiều lần so với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống. Các giếng khoan nước có mùi H2S; chỉ số pecmanganat và coliform vượt giới hạn cho phép.

Cùng xem biện pháp xử lý nước nhiễm Amoni tại: Cách khử nước nhiễm amoni tốt nhất hiện nay

Nhiều thôn làng khác cũng trong bế tắc

Tương tự như làng Lâm Xuân là những trường hợp người chết ở thôn Trạch Phổ, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế). Nhiều người cao tuổi ở làng Phổ Trạch cho biết: Nơi đây xưa kia vốn là vùng chiến khu vì vậy mà trong những năm tháng chiến tranh, Mỹ – ngụy đã thả xuống vùng đất này biết bao nhiêu là bom đạn. Những trận oanh kích thảm khốc ấy đã để lại trên đất của làng rất nhiều hố bom.

Rồi nước mưa trút xuống, những hố bom này trở thành những cái giếng tự nhiên và người dân trong làng đã sử dụng nguồn nước này để sinh hoạt. Phải đến năm 2006, làng Phổ Trạch mới có được nguồn nước sạch, tuy nhiên, nhiều người dân vẫn chỉ dùng nguồn nước sạch để ăn uống, còn tắm, giặt thì vẫn dùng nước đọng từ những hố bom kia.

Tiếp xúc với người dân nơi này, họ bảo rằng: Vùng này trước đây là vùng trọng điểm nên Mỹ rải thảm chất độc da cam với hàm lượng lớn. Lâu ngày, chất độc ấy thẩm thấu vào đất. Rồi hòa vào dòng nước sinh hoạt của bà con. Một phần khác nữa là các loại thuốc trừ sâu, phân bón. Qua mấy chục năm người dân canh tác, giờ đây cũng tan trong nước để gây ảnh hưởng đến đời sống của con người…

Sawa Việt Nam JSC.,

  • Office: TTTM GoldenLand 275 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
  • VPGD: Tầng 7, Tòa nhà 11/153 Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Showroom: Số 45B Trường Chinh (Ngã tư Vọng), Thanh Xuân, Hà Nội
  • Hotline: 1900 2296 – 090 666 9000
  • Email: Sales@sawa.vn
  • Website: Https://sawa.vn