Nước mặt ô nhiễm: Báo động đỏ với sức khỏe con người

Ô nhiễm nước mặt và nước ngầm đang là vấn đề nóng tại nhiều vùng nông thôn nước ta hiện nay. Tình trạng này ngày càng trầm trọng. Nó ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt cũng như sức khỏe của người dân. Mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu và phân tích.

Nước mặt là gì? 

Nước mặt là những nguồn nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo. Là nguồn nước nhìn thấy trực tiếp trên mặt đất không phải qua đào bới. Có thể là sông, ao, hồ, suối,… Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy. Và chúng mất đi khi chảy vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất.

Phân loại nước mặt 

Có 3 loại nước mặt chính gồm:

  • Nước mặt vĩnh viễn ( lâu năm): Là loại nước có quanh năm. Gồm có nước sông, đầm và hồ, biển,…
  • Nước mặt bán vĩnh cửu ( Phù du): Là các vùng nước chỉ xuất hiện tại một thời điểm nhận định trong năm như: Lạch, đầm phá, hố nước.
  • Nước bề mặt do con người tạo ra: Là nước được chứa trong hệ thống mà con người xây dựng. Là hồ, đập và đầm lầy nhân tạo. Nguồn nước này được sử dụng cho mục đích riêng của con người. Ví dụ như đập thủy điện.

Đặc điểm của nước mặt 

  • Trong nước mặt thường xuyên tồn tại các khí hòa tan: Nước mặt có nồng độ lớn các chất lơ lửng. Đặc biệt là trong dòng chảy. Chất huyền phù rất khác nhau, bắt đầu từ các hạt keo đến các nguyên tố hữu hình được trôi theo các dòng sông khi lưu lượng tăng đáng kể. Vì vậy, khi thiết kế thiết bị xử lý nước mặt không thể thiếu công đoạn keo tụ, tạo bông. 
  • Trong nước mặt có các chất hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên: Do sự phân hủy các chất hữu cơ thực vật và động vật sống 
  • Tồn tại các sinh vật nổi trong nước mặt: Là nơi cư trú và phát triển quan trọng của thực vật nổi (tảo) và động vật nổi. 
  • Nước mặt có sự thay đổi hàng ngày: Do sự chênh lệch nhiệt độ, ánh sáng mặt trời, thay đổi theo mùa, sự thay đổi khí hậu (nhiệt độ, ..) và của thực vật (rụng lá). Chất lượng nước thay đổi từ bề mặt đến đáy bể chứa (O2, Fe, Mn, khả năng oxy hóa, sinh vật nổi). Hàm lượng của mỗi yếu tố thay đổi phụ thuộc vào chu kỳ của một năm.

Nguyên nhân gây ô nhiễm nước mặt 

Ô nhiễm nước mặt có nhiều nguyên nhân bao gồm:

  • Nguồn ô nhiễm đến từ nước thải đô thị: Các chất cặn bã có trong nước thải đô thị (quá trình trao đổi chất của con người, tiện nghi nhà ở)
  • Nguồn ô nhiễm từ nguồn nước công nghiệp: Chất ô nhiễm hữu cơ và vi ô nhiễm hoặc vô cơ.
  • Ô nhiễm từ nguồn nông nghiệp: Phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ trôi theo nước mưa và các dòng nước. Chất thải hữu cơ trong các trại chăn nuôi.
  • Có thêm các nguyên nhân khách quan và chủ quan như: sự gia tăng dân số, mặt trái của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu, nhận thức của người dân về vấn đề môi trường còn chưa cao…

Hậu quả ô nhiễm nước mặt

Ô nhiễm nước mặt gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng xét trên nhiều phương diện. Trong đó, có thể thấy sức khỏe con người bị tác động nhiều nhất.

Ảnh hưởng sức khỏe con người

Người dân phụ thuộc vào nguồn nước mặt để ăn uống, vệ sinh và giặt giũ. Nước mặt bị ô nhiễm sẽ là một thảm họa. Vì đây chính là cách mà bệnh tật phát sinh và lây lan nhanh. Nước mặt ô nhiễm chứa các tạp chất gây nguy hiểm cho con người  như vi khuẩn, nấm: Khuẩn ecoli,  vi khuẩn Salmonella,…các kim loại nặng, các loại hóa chất độc hại gây các bệnh về da, đường tiêu hóa, các bệnh trong nội tạng cơ thể. Về lâu dài sẽ dẫn đến ung thư.

Ảnh hưởng môi trường nước

Nước quá bẩn làm nhiều loài thủy sinh và động vật dưới nước không còn khả năng sinh sống. Một số khác để thích nghi với môi trường độc hại mà bị biến đổi gen. Hâu quả ô nhiễm như vậy còn gây mất cân bằng tự nhiên.

Chi phí tốn kém khi xử lý

Ô nhiễm ao hồ, sông rạch gây tốn kém chi phí xử lý và ngăn ngừa tình trạng ô nhiễm. Để các chất thải không bị phân hủy nhanh chóng tích tụ trong nước và chảy vào các đại dương.

Phương pháp xử lý nước mặt

Cần nắm rõ về các thành phần chính của mặt nước. Hiểu rõ các thành phần có trong nước mới lựa chọn được phương pháp xử lý tối nước mặt ưu nhất. Một số thành phần có thể kể đến như:

  • Khoáng chất: Hàm lượng khoáng chất của các sông ở Việt Nam còn thấp ( 200 – 500 mg/L);
  • Độ pH: Nước ở các sông chính có độ kiềm trung tính (7 – 8);
  • Độ cứng: Nước thuộc nước mềm;
  • Hàm lượng các ion chính: Chủ yếu là các ion Ca2+, Mg2+, K+, SO42-, CL–, HCO3–, …

Qua đó, xử lý nước từ nguồn nước mặt có các phương pháp như phương pháp hóa lý, phương pháp cơ học,…

Phương pháp hóa lý 

  • Làm thoáng: Tăng lượng oxy trong không khí vào nước để oxy hóa Fe 2+, Mn2+ thành Fe3+, Mn4+ tạo thành Fe(OH)3 và Mn(OH)4 dễ kết tủa và lắng đọng nhằm khử ra khỏi nước bằng lắng, lọc.
  • Oxy hóa bằng clo, clorin, hoặc KMnO4: Với nguồn nước nhiễm bẩn nặng, oxy hóa sắt hòa tan ở dạng hợp chất hữu cơ, oxy hóa mangan hòa tan để tạo thành các kết tủa tương ứng, oxy hóa các chất hữu cơ để khử màu, ngăn chặn sự phát triển của rong, rêu, phá hủy tế bào của các vi sinh sản ra chất nhầy nhớt trên mặt bể lọc.
  • Keo Tụ – Tạo Bông: Sử dụng các hóa chất keo tụ PAC,PAM để keo tụ làm các cặn lơ lửng được tụ lại thành hạt cặn lớn và lắng xuống bể lắng.
  • Khử trùng nước: Các chất khử trùng hay được sử dụng như: clo, ozone, brom, tia cực tím, khử trùng bằng siêu âm, ion bạc, …

Phương pháp cơ học

  • Hồ chứa và lắng sơ bộ: Lắng bớt cặn lơ lửng, giảm lượng vi trùng, điều hòa lưu lượng giữa dòng chảy từ nguồn nước vào. Lưu lượng tiêu thụ do trạm bơm nước thô bơm cấp cho nhà máy xử lý nước.
  • Song chắn và lưới chắn rác: Loại trừ vật nổi, vật trôi lơ lửng trong dòng nước để bảo vệ các thiết bị. Nâng cao hiệu quả làm sạch của các công trình xử lý.
  • Bể lắng cát: Lắng các hạt cát có kích thước lớn hơn hoặc bằng 0,2 mm. Và tỷ trọng lớn hơn hoặc bằng 2,5. Để loại trừ hiện tượng bào mòn các cơ cấu chuyển động cơ khí. Giảm lượng cặn nặng tụ lại trong bể tạo bông và bể lắng.
  • Bể lắng: Làm sạch sơ bộ trước khi đưa nước vào bể lọc để hoàn thành quá trình làm trong nước.
  • Bể lọc: Lọc một phần hay toàn bộ cặn bẩn có trong nước. Tạo điều kiện tốt để lắng các hạt cát có kích thước lớn hơn hoặc bằng 0,2 mm. Và tỷ trọng lớn hơn hoặc bằng 2,5. Để loại trừ hiện tượng bào mòn các cơ cấu chuyển động cơ khí. Giảm lượng cặn nặng tụ lại trong bể tạo bông và bể lắng.

Các phương pháp khác

Đối với các nguồn nước cần yêu cầu xử lý cao hơn. Có thể sử dụng một số phương pháp sau:

  • Khử mặn và khử muối trong nước bằng phương pháp trao đổi ion, điện phân, lọc qua màng, nhiệt hay chưng cất.
  • Khử mùi và vị bằng làm thoáng, chất oxy hóa mạnh, than hoạt tính.
  • Làm mềm nước bằng phương pháp nhiệt, phương pháp hóa học, phương pháp trao đổi ion.

Thực trạng ô nhiễm nước mặt tại Việt Nam

Việt Nam là nước có hệ thống sông, suối dày đặc. Hồ, ao, kênh, rạch phân bố rộng khắp ở các khu vực trên cả nước. Là nước có tốc đô công nghiệp hóa, đô thị hóa khá nhanh cùng với sự gia tăng dân số đều dần. Đây là nguyên nhân gây áp lực lên tài nguyên nước. Dẫn đến ô nhiễm môi trường nước. Điển hình là các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM.

Nước mặt bị ô nhiễm
Nước mặt ô nhiễm gây nhiều tác hại đến sinh hoạt và cả sức khỏe

Theo thống kê, tại Hà Nội có khoảng 250 tấn rác thải cùng 600.000 m3 lượng nước thải sinh hoạt không qua xử lý đổ trực tiếp vào ao hồ. Nước thải công nghiệp khoảng 260.000 m3 cũng đổ trực tiếp không qua xử lý. Sau đó, chúng sẽ chảy ra con sông lớn như sông Hồng, sông Mê Kong.

Nhiều nhà máy và cơ sở sản xuất như các lò mổ và ngay cả bệnh viện (khoảng 7000 m3 mỗi ngày, và chỉ có 30% là được xử lý) cũng không được trang bị hệ thống xử lý nước thải. Tại TP HCM, các nhóm kênh Tàu Hũ, kênh Lò Gốm, Nhiêu Lộc- Thị Nghè,…Rạch Lăng, rạch Ông Học là một trong những kênh rạch có mức độ ô nhiễm đáng kể. Tình trạng xả rác trực tiếp từ người dân khiến cho các kênh rạch này lúc nào cũng trong tình trạng ô nhiễm nặng nề. Ngoài ra, nước xả thải trực tiếp thực sự là vấn đề nhức nhối.

Hành động của chúng ta 

Mỗi chúng ta cần nâng cao ý thức cộng đồng bằng cách không vứt rác bừa bãi. Không thải trực tiếp vào nguồn nước sạch, hạn chế tối đa sử dụng các hóa chất gây ô nhiễm môi trường. Sử dụng tiết kiệm nước. Ngoài ra, cơ quan nhà nước cũng như các tổ chức cá nhân, doanh nghiệp cần phải có trách nhiệm trong việc xử lý các vấn đề:

  • Xử lý rác và nước thải đúng cách: Tập trung xử lý nguồn nước thải và rác thải đúng cách. Có quy trình làm sạch kỹ thuật tiên tiến.
  • Xử lý nước thải công nông nghiệp: Các ngành, các lĩnh vực sản xuất công nông nghiệp cần có khu vực xử lý thải được thiết kế an toàn, đảm bảo. Đảm bảo nước thải đầu ra đạt ngưỡng các chỉ số an toàn nhất.
  • Có chế tài mạnh mẽ đối với xả rác, xả thải: Cần có những chế tài mạnh mẽ đối với những cá nhân tổ chức xả thải không đúng quy định. Hoặc xả rác bừa bãi gây ô nhiễm nguồn nước.
  • Chiến dịch tuyên truyền và giáo dục: Cần tổ chức các chương trình tuyên truyền giáo dục ý thức cộng động trong việc xả thải, xả rác ra môi trường quy mô lớn. Nhằm giáo dục mọi người về sự nguy hiểm và hậu quả ô nhiễm nguồn nước.

Trên đây là những thông tin về sự ô nhiễm của nước mặt và những biện pháp để xử lý. Sawa Việt Nam mong rằng đã đem đến nguồn thông tin hữu ích cho bạn. Xin chân thành cảm ơn!!!!