Thực Trạng Ô Nhiễm Nguồn Nước Đáng báo động Tại Việt Nam

Tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam đang ngày càng nặng nề. Bạn có thể nhìn thấy những dấu hiệu của ô nhiễm nguồn nước như:

  • Nước bị biến màu, có mùi hôi thối.
  • Rác thải nổi trôi trên bề mặt nước.
  • Sông hồ Không có sinh vật sinh sống.

Những dấu hiệu tiêu cực của vấn đề này ngày càng trở nên rõ ràng hơn những năm trở lại đây. Hãy cùng Sawa Việt Nam tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam.

Thực trạng ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam

Ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam hiện nay đang trong tình trạng đáng báo động. Theo khảo sát của tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho thấy. Miền Bắc tập trung đông dân cư (đặc biệt là Đồng bằng sông Hồng) nên lượng nước thải sinh hoạt của đô thị rất lớn. Ngoài ra, một lượng lớn nước thải công nghiệp hay làng nghề cũng là áp lực lớn đối với môi trường nước.

Chất lượng một số sông ở vùng núi Đông Bắc như sông Kỳ Cùng và các sông nhánh trong những năm gần đây giảm sút. Được xếp xuống loại A2. Sông Hiến, sông Bằng Giang còn ở mức B1. Sông Hồng qua Phú Thọ, Vĩnh Phúc có các thông số vượt QCVN 08:2008-A1.

Một số địa điểm gần các nhà máy thậm chí có thông số xấp xỉ B1 hoặc vượt ngưỡng B1. Nhìn về tương lai gần, sẽ còn có nhiều hơn những tác động khủng khiếp từ việc sử dụng nguồn nước này. Đáng sợ hơn, những nguồn nước ấy bị hủy hoại hoàn toàn và không thể nào sử dụng được nữa. hình 

Thực trạng ô nhiễm môi trường nước ở Hà Nội

Đại diện cho khu vực ven sông Hồng, Hà Nội là nơi nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề. Với sự phát triển không ngừng trong kinh tế và công nghiệp. Nước sông, hồ ở Hà Nội đang “nhận” được nguồn xả thải khổng lồ. Ô nhiễm nước ở Hà Nội làm ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và môi trường sống của người dân xung quanh.

Theo đánh giá thì lượng nước thải sinh hoạt chiếm khoáng 350.000 – 400.000m3 mỗi ngày và hơn 1.000m3 rác mỗi ngày được thải ra ở khu vực Hà Nội, trong đó chỉ có 10% được xử lý, số còn lại đều không qua xử lý mà đổ thẳng vào các ao hồ, sông ngòi. Hiện chỉ có 5/31 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải; 36/400 cơ sở sản xuất có hệ thống xử lý nước thải.

Theo báo Vanhien.vn

Tác hại của nguồn nước ô nhiễm 

Theo đánh giá của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường. 21% dân số đang sử dụng nguồn nước bị nhiễm thạch tín. Trung bình mỗi năm ở nước ta có khoảng 9.000 người tử vong. Gần 200.000 trường hợp mắc bệnh ung thư. Mà một trong những tác nhân chính là do ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam. Do thiếu nước sạch để sử dụng và sinh hoạt, có tới 44% trẻ em bị giun, 27% dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng.

hình ảnh nguồn nước bị ô nhiễm
Hình ảnh nguồn nước bị ô nhiễm

Chất lượng nước tại các con sông đang diễn biến phức tạp. Nhiều sông bị suy thoái, nhất là tại các đoạn sông chảy qua đô thị, khu công nghiệp, làng nghề. Hàng năm, thành phố Hà Nội chi hàng trăm tỉ đồng để xử lí nước thải các con sông . Tuy nhiên vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong đợi.

Các khu dân cư đông đúc như Hà Đông, bán đảo Linh Đàm…vẫn xảy ra tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời thì trong tương lai thì ô nhiễm nguồn nước ở Hà Nội càng nặng nề. Nguồn nước ngọt sẽ không đủ để sử dụng trong sản xuất và sinh hoạt.

Mời xem thêm: Hậu Quả Của Ô Nhiễm Môi Trường Nước Tại Việt Nam

Hành động của chúng ta

Sẽ ra sao nếu như con người sống mà không có nước? Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước hiện nay nay đòi hỏi mỗi người dân nên tự ý thức về trách nhiệm cộng đồng.

Các nhà máy, cơ quan chức trách nên có những biện pháp chống ô nhiễm nguồn nước mạnh mẽ và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, các hộ dân cần giải pháp để có được nước sạch phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và ăn uống.

Hạn chế, ngăn chặn xả thải trực tiếp 

Cần xã hội hóa việc quan trắc lưu lượng, chất lượng nước thải. Nghĩa là các cơ sở xả nước thải, khai thác nước sẽ phải tự đầu tư lắp đặt thiết bị quan trắc tự động. Phân tích chất lượng nước thải và kết nối tự động trực tuyến hoặc nhập số liệu quan trắc định kỳ vào hệ thống giám sát chung do Nhà nước đầu tư.

Từ đó, tạo thành hệ thống thống nhất giữa trung ương, địa phương, thậm chí trên từng lưu vực sông. Các cơ quan quản lý sẽ theo dõi, phát hiện kịp thời các trường hợp không tuân thủ pháp luật. Xử lí kịp thời những trường hợp cố tình gây ô nhiễm.

ô nhiễm nguồn nước
Nước đang bị ô nhiễm nặng nề

Bảo vệ nguồn nước là một hoạt động lâu dài và cần tính cộng hưởng từ cộng đồng. Mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nên tự ý thức về hành động của mình tác động đến môi trường ra sao. Bên cạnh đó, trang bị cho bản thân và gia đình thiết bị lọc nước phù hợp để có nguồn nước sạch để sử dụng trong ăn uống và sinh hoạt.

Dùng thiết bị lọc để có nguồn nước đảm bảo hơn

Hiện nay trên thị trường có 2 loại máy lọc nước thích ứng với hai vị trí lọc nước là lọc nước đầu nguồn và lọc nước gia đình.

Với máy lọc nước đầu nguồn, nguồn nước sinh hoạt của gia đình sẽ được xử lý thô. Nước sẽ được lọc sạch các chất cặn bẩn, vi khuẩn, các chất độc hại như thạch tín,… Với nguồn nước được lọc thô này, gia đình có thể yên tâm dùng cho việc nấu ăn, tắm rửa,…

Máy lọc nước gia đình sử dụng công nghệ lọc nước RO. Với công nghệ lọc này, nước sau khi được lọc sẽ cho ra nước tinh khiết. Ngoài công nghệ RO, máy còn tích hợp thêm những lõi lọc chức năng giúp bổ sung khoáng chất cho nước. Giúp nước tinh khiết có giàu dưỡng chất tốt cho sức khỏe hơn.

Trước sự tác động tiêu cực của môi trường và sự cần thiết của nước sạch. Hãy đầu tư cho sức khỏe gia đình thiết bị lọc nước phù hợp nhất.

Trên đây là những thông tin về tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam và một số biện pháp xử lý. Sawa Việt Nam mong rằng đã đem đến nguồn thông tin hữu ích cho bạn. Mọi ý kiến bổ sung hay góp ý xin vui lòng để lại bình luận ở dưới.

Sawa Việt Nam JSC.,

  • Office: TTTM GoldenLand 275 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
  • VPGD: Tầng 7, Tòa nhà 11/153 Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Showroom: Số 45B Trường Chinh (Ngã tư Vọng), Thanh Xuân, Hà Nội
  • Hotline: 1900 2296 – 090 666 9000
  • Email: Sales@sawa.vn
  • Website: Https://sawa.vn

ảnh về ô nhiễm nguồn nước