Xử lý nước thải sinh hoạt – vấn đề cần được quan tâm

Với các nước phát triển thì xử lý nước thải sinh hoạt đã được chú trọng từ lâu. Nhưng đối với nước ta thì vấn đề này vẫn chưa được quan tâm đúng mức.

Nguồn nước thải này ra môi trường đã gây ô nhiễm và đang ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng. Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Nước thải sinh hoạt là gì?

Trong đó chứa rất nhiều chất bẩn. Nó được sinh ra và thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt của cộng đồng.

Tại các căn hộ, cơ quan và gia đình qua các quá trình: tắm, giặt giũ, vệ sinh cá nhân, nhà bếp… Chúng được gọi chung là nước thải sinh hoạt.

Thành phần trong nước thải sinh hoạt

Nhiều người lầm tưởng nước thải sinh hoạt chiếm tỷ lệ ô nhiễm thấp hơn nhiều so với các loại nước bẩn khác. Nên không cần xử lý nước thải sinh hoạt.

Nhưng theo nhận định của các chuyên gia thì nước này lại có mức độ ô nhiễm cao. Có nhiều khả năng tồn tại những mầm bệnh nguy hiểm.

Nước thải sinh hoạt được phân làm 3 thành phần chính như sau:

– Các chất thải rắn: Những chất rắn như đất, cát, rác, lá cây, rau thừa… Các chất này sẽ làm cản trở dòng nước thải chảy đi, có khi gây tắc nghẽn cống rãnh.

– Các vi khuẩn gây hại: Thông thường vi khuẩn gây hại được hình thành khi nước thải sinh hoạt tồn tại bên ngoài lâu. Khi ấy nước sẽ có mùi hôi khó chịu. Nguy hiểm nhất là vi rút gây bệnh từ cơ thể người bệnh thải ra bên ngoài.

– Các hợp chất lơ lửng: Chúng ta rất khó nhìn thấy những hợp chất lơ lửng bằng mắt thường được. Các chất này có cấu tạo rất bền vững và gây hại vào lâu dài cho cơ thể người. Thậm chí nó tạo ra ảnh hưởng đến môi trường như nước, cây cỏ, thực phẩm ăn hằng ngày.

Tại sao cần xử lý nước thải sinh hoạt?

Hầu như mọi người dân đều xả nước đã qua sử dụng vào các kênh rạch, mương, sông hay cầu cống gần đó. Với các vùng quê thì xả nước thải trực tiếp ra thiên nhiên, hoặc xuống sông, suối nếu ở gần.

Còn ở các thành thị thì nước sinh hoạt đã xả trực tiếp xuống cống, hố ga. Về lâu dài, sự ứ đọng của rác thải và vi khuẩn. Sẽ làm nguồn nước bị biến đổi màu sắc, kèm theo mùi hôi khó chịu.

“Trước đây, nước thải vẫn xả thẳng ra biển nhưng khi xây dựng kè chắn sóng người ta đào đất ngăn cho nước mặn vào khiến nước thải bị ứ lại, bốc mùi hôi thối.

Mỗi khi trời trở gió phải đóng kín cửa, nhất là những ngày trời trở gió mùi hôi theo hướng gió bay vào rất khó chịu”, anh Nguyễn Văn Phương (thôn Long Hải- Lộc Hà- Hà Tĩnh) cho hay.

Theo báo Dân trí

Nước thải sinh hoạt còn có nhiều tác hại với cả môi trường đất, nước và không khí.

xử lý nước thải sinh hoạt bẩn
Cách xử lý nước thải sinh hoạt

Ảnh hưởng tới môi trường đất

 Môi trường đất là sự tiếp xúc đầu tiên khi nước thải bị xả ra. Nếu chúng ta dùng đất này để trồng trọt hay chăn nuôi thì sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến thành phần dinh dưỡng của thực phẩm người dùng.

Với mạch nước ngầm nằm sâu dưới lòng đất cũng bị ảnh hưởng. Thói quen dùng nước giếng khoan sẽ gánh chịu hậu quả nặng nề nhất của nước thải sinh hoạt tạo ra.

Ảnh hưởng tới môi trường không khí

Ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt đến môi trường không khí sẽ biểu hiện qua mùi hôi thối. Những mùi này càng nồng nặc khi thời tiết nóng bức.

Điều này không những làm giảm năng suất lao động từ việc khó tập trung làm việc mà nó còn làm hao mòn sức khỏe, giảm tuổi thọ. Tỷ lệ mắc bệnh phổi, bệnh đường hô hấp cũng gia tăng đáng kể.

Ảnh hưởng với môi trường nước

Ngoài ảnh hưởng đến mạch nước ngầm thì nước thải sẽ chảy ra hồ, suối… Với các vùng gần sông, kênh rạch thì nước thải sẽ được mọi người thải trực tiếp ra đây.

Tuy mức độ ô nhiễm của nước thải sinh hoạt được pha loãng, làm nhẹ bớt nhưng ít nhiều vẫn còn gây hại cho người dân.

Đặc biệt, nếu không có hệ thống quy hoạch rõ ràng, có khi nước thải lại đi vào nguồn nước sạch. Đó chính là nguồn lây nhiễm vô cùng nguy hiểm.

Xử lý nước thải sinh hoạt

Hiện nay có rất nhiều công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt gia đình được áp dụng. Với mức độ đầu tư và hiệu quả cũng khác nhau. 

Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và ngoại cảnh kiến trúc thì các tổ chức sẽ lựa chọn quy mô cũng như công nghệ phù hợp.

Xử lý nước thải sinh hoạt
Làm sạch nước thải sinh hoạt

Các phương pháp xử lý nước thải phổ biến

Hiện nay, các phương pháp xử lý nước thải phổ biến hay được dùng nhất đó là:

  • Phương pháp xử lý sinh học
  • Phương pháp xử lý lý học
  • Phương pháp xử lý hóa học và hóa lý

Phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt đơn giản nhất

  • Loại bỏ bớt tạp chất trước khi xử lí: Những tạp chất có trong nước thải sinh hoạt như rác, túi nilong, xương cá… Chúng thường gây tắc nghẽn dòng chảy. Chính vì thế trước khi xử lý nước thải sinh hoạt hộ gia đình bằng bất cứ phương pháp nào thì cũng cần bước này. Chúng ta có thể dùng các lưới lọc để dễ dàng loại bỏ.
  • Xử lý sơ bằng hóa chất: Sử dụng than hoạt tính lọc nước, cát thạch anh, …để giảm bớt thành phần độc hại trong nước.
  • Tạo các tầng đất đá để lọc: Các lớp đất, cát và đá thường được đặt dưới cùng bể lọc nước thải. Đây cũng là một cách để giúp nước thải có phần lắng lại trước khi thải ra bên ngoài môi trường. Chúng ta có thể quan sát những lớp rong rêu, chất bẩn nằm trên tầng đất đá này.

Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo những dịch vụ cung cấp hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt. Những thiết bị này sẽ cho nguồn nước đầu ra sạch sẽ và thân thiện với môi trường hơn.

Mong rằng qua những chia sẻ đến từ Sawa Việt Nam. Các bạn sẽ nâng cao hiểu biết về xử lý nước thải sinh hoạt. Góp phần bảo vệ môi trường của chúng ta.

Sawa Việt Nam JSC.,

  • Office: TTTM GoldenLand 275 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
  • VPGD: Tầng 7, Tòa nhà 11/153 Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Showroom: Số 45B Trường Chinh (Ngã tư Vọng), Thanh Xuân, Hà Nội
  • Hotline: 1900 2296 – 090 666 9000
  • Email: Sales@sawa.vn
  • Website: Https://sawa.vn